3 điều rủi ro người Việt dễ gặp phải khi mua nhà tại Mỹ
Ngoài ra, người Việt Nam có thể chuyển tiền ra nước ngoài thông qua ngân hàng để thanh toán những khoản tiền chuyển cho con cái đi du học, tiền chữa bệnh… Bất động sản không nằm trong diện được phép chuyển tiền ra nước ngoài để giao dịch.
Các chuyên gia tài chính, bất động sản cho hay, có 3 rủi ro phổ biến mà người Việt mua nhà tại Mỹ phải lưu ý khi quyết định chi khoản tiền lớn mua bất động sản tại Mỹ đó là sở hữu, pháp lý và thị trường.
Thứ nhất là rủi ro về sở hữu: Đối tượng có quyền mua nhà ở Mỹ gồm dân cư trú, người có visa làm việc tại Mỹ, du học sinh,… và phải có số ID an sinh xã hội mới có quyền mua nhà. Vì vậy, nếu người ở Việt Nam không có số an sinh xã hội Mỹ, mà ủy quyền cho người quen, người thân tại Mỹ mua nhà thì rủi ro là rất lớn. Họ có thể bị mất trắng tài sản nếu tranh chấp xảy ra.
Thứ 2 là rủi ro pháp lý: Mặc dù Mỹ không cấm việc người nước ngoài mua, sở hữu đất đai tại Mỹ, nhưng việc mua bán giao dịch hầu hết được thực hiện qua môi giới bất động sản và thanh toán bằng hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản (tuỳ người mua nhà chọn lựa). Tuy nhiên, người nước ngoài mua nhà sẽ phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan như: Luật Chống rửa tiền, Luật bảo hiểm, Luật bất động sản, Luật xây dựng, Luật di trú…
Chẳng hạn, người mua nhà phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của khoản tiền khi đem đến Mỹ để mua nhà. Do vấn đề chống đầu tư cho khủng bố, rửa tiền của tội phạm và những nguồn tiền không hợp pháp khác, nên sở thuế và Chính phủ Mỹ rất nghiêm túc trong vấn đề nguồn gốc của tiền đầu tư.
Bên cạnh đó, người mua Việt Nam cũng phải tuân thủ các quy định và thủ tục về mua bán, sở hữu bất động sản tại Mỹ để tránh sai sót, gián đoạn trong quá trình mua bán diễn ra. Nếu người mua nhà không kiểm tra các khoản nợ của chủ nhà trước đó thì có thể phải chịu trách nhiệm cho các chi phí này và có những trường hợp các khoản nợ là rất lớn.
Tại Mỹ, chính quyền địa phương sẽ quy định những khu vực nào chỉ được phép để ở hoặc chỉ được phép kinh doanh. Vì vậy, không phải cứ mua nhà xong là được cho thuê. Một số nơi yêu cầu phải xin cấp phép trước khi cho thuê, nếu không khi bị phát hiện hoặc có sự cố xảy ra, sẽ bị phạt nặng và có thể bồi thường thiệt hại rất lớn.
Luật thuế đầu tư bất động sản từ nước ngoài quy định, khoản thuế phải đóng cho một căn nhà được mua bởi người nước ngoài tại Mỹ là 10%; bên cạnh đó, chính quyền bang cũng sẽ thu thêm vài % nữa tùy quy định mỗi bang.
Thứ ba là rủi ro về thị trường: Ở thời điểm này, tuy thị trường bất động sản Mỹ đã hoàn toàn hồi phục sau cú sốc đổ vỡ hồi năm 2008 và đã ổn định, giá nhà đất cũng đang tăng… song không phải là không có những rủi ro tiềm ẩn nhất định.
Mặc dù luật không cấm người Việt Nam sở hữu bất động sản ở nước ngoài, nhưng lại cấm chuyển lượng tiền mặt lớn ra nước ngoài cho mục đích cá nhân.
Theo Luật Quản lý ngoại hối năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013), người Việt Nam chỉ có thể chuyển tiền ra nước ngoài dưới một số điều kiện, một số giao dịch mà luật pháp cho phép, chẳng hạn như mang tối đa 5.000 USD hoặc số tiền tương đương quy đổi khi qua cửa khẩu. Ngoài ra, người Việt Nam có thể chuyển tiền ra nước ngoài thông qua ngân hàng để thanh toán những khoản tiền chuyển cho con cái đi du học, tiền chữa bệnh… Bất động sản không nằm trong diện được phép chuyển tiền ra nước ngoài để giao dịch.
Nhưng theo báo cáo “Hồ sơ hoạt động quốc tế về bất động sản tại Mỹ năm 2017” của Hiệp hội Quốc gia Chuyên viên địa ốc Mỹ (NAR) vừa được công bố mới đây, người Việt đã chi khoảng 3,06 tỷ USD trong vòng 1 năm qua để mua bất động sản tại Mỹ. Báo cáo này cũng cho biết, Việt Nam xếp thứ 7 trong số 10 quốc gia có công dân chi tiền mua nhà nhiều nhất tại Mỹ.
Leave a Reply