Không bao giờ được để khách hàng hiểu nhầm là “cò” nhà đất!
Dần lấy lại lòng tin của khách hàng và làm cho nghề môi giới bất động sản được phát triển lành mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn.
Là một người làm nghề chân chính, có đủ bằng cấp và luôn muốn đem đến cho khách hàng lời khuyên và sự lựa chọn tốt nhất. Lẽ dĩ nhiên, không một ai trong nghề môi giới BĐS muốn bị hiểu lầm và gọi bằng những từ khó nghe như “cò”.
Vậy, làm thế nào để một người làm nghề môi giới có thể dễ dàng tách ra khỏi cái bóng “cò” ? Nhằm khẳng định vị trí của mình với khách hàng, không còn mặc định hiểu nhầm nữa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên!
“Cò” là gì? Về cơ bản, họ được cho là những người hoạt động tự phát, không bài bản, chuyên “làm giá”, “lừa đảo”…, chuộc lợi cho bản thân, gây ảnh hưởng xấu cho một ngành nghề đáng được tôn trọng.
Hiểu được rõ về “Cò”, cũng chính lời giải dành cho bạn. Để từ đó tìm ra phương án cho bản thân, một lần nữa khẳng định và lấy lại lòng tin của xã hội. Một chuyên viên môi giới BĐS cần:
1. Hiểu đúng về nghề
Đã là “cò”, lẽ dĩ nhiên sẽ không bao giờ quan tâm đến lợi ích khách hàng, hoàn toàn không trách nhiệm với những lời nói, hứa hẹn của mình. Chính điều này đã làm mất lòng tin, ảnh hưởng tới nghề liên quan tới BĐS.
Để được xã hội thừa nhận, lấy lại lòng tin và xem nghề môi giới BĐS như một thực thể không thể thiếu được trong kinh doanh BĐS. Thì chính những nhà môi giới BĐS phải hiểu rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Sẵn sàng cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng, tính xác thực của thông tin và sự tư vấn của mình với khách hàng. Vì thực chất, nghề môi giới BĐS là phục vụ và mang lại niềm vui cho khách hàng. Đem lại những sự lựa chọn tốt nhất cho “tổ ấm” của họ. Chính những nhà môi giới BĐS phải là những nhà tư vấn có nghề và trung thực. Có như vậy, mới thay đổi được cách nhìn của khách hàng đối với nghề môi giới BĐS bằng sự tôn trọng và thiện cảm.
2. Nắm vững chuyên môn
Chuyên môn chính là điểm mấu chốt để người làm nghề môi giới BĐS khác biệt với “cò”. Đơn giản như sau:
Nếu như “cò” là người chỉ cần có càng nhiều thông tin càng tốt. Thì người môi giới phải có kỹ năng để xử lý thông tin trước khi sử dụng cho khách hàng, có khả năng trả lời nhiều câu hỏi giữa hai bên, để “cung” và “cầu” gặp nhau.
“Cò” chắc chắn sẽ không có bằng cấp. Kể cả khi họ có học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ đời sống, và nhiều năm tích lũy. Thì cũng không thể đủ kiến thức và sự chuyên nghiệp như một chuyên viên môi giới đúng nghĩa đã được đào tạo bài bản, có chứng chỉ hành nghề. Bởi, thực tế các giao dịch bất động sản đa phần không hề đơn giản, thường liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như pháp lý (quyền sở hữu, sở hữu chung phần, thừa kế, ủy quyền, điều kiện cho việc sử dụng…), tài chính – tín dụng (thuê mua, vay mua, biện pháp bảo đảm…), kỹ thuật (chất lượng kỹ thuật của BĐS)…Như vậy, làm nghề chuyên nghiệp đủ chuyên môn, khách hàng sẽ tự có lòng tin vào bạn.
Là chuyên viên môi giới BĐS, về cơ bản bạn cần những kiến thức sau:
Chứng chỉ hàng nghề
Kỹ năng pháp lý chuyên ngành
Am hiểu và phân tích thị trường BĐS
Am hiểu chuyên môn bất động sản – Quy trình môi giới BĐS
Chuyên viên Marketing trong kinh doanh BĐS
Am hiểu về tài chính ngân hàng
Kỹ năng làm việc với người bán
Kỹ năng làm việc với người mua
Kỹ năng đàm phán – BĐS
Kỹ năng giao tiếp – BĐS
Kỹ năng listing – BĐS
Thành thạo công nghệ thông tin
Thẩm định tài sản
Kỹ năng thuyết trình trước khách hàng
Phân tích đầu tư và quản trị dòng tiền
3. Tác phong
Bởi vậy, cách ăn mặc lịch sự và tác phong chuẩn mực như: đúng giờ, tự tin… của chuyên viên môi giới BĐS sẽ làm thay đổi cách nhìn của cộng đồng đối với nghề. Dần lấy lại lòng tin của khách hàng và làm cho nghề môi giới bất động sản được phát triển lành mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn.
Leave a Reply